google analytics

NGHỆ THUẬT SĂN BẮT VÀ THUẦN DƯỠNG VOI RỪNG

Thứ tư - 19/09/2018 14:40
Khi đặt chân đến mảnh đất Bản Đôn chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đã từng nghe nhắc đến 1 nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào M’ Nông và Ê đê, đó là nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trong khu vực ĐNA.
Kẻ kế thừa truyền thống
Kẻ kế thừa truyền thống

      Xưa kia, mãnh đất này là nơi sinh sống lý tưởng của loài voi châu á và được mệnh danh là “Thung lũng Voi”, chính vì vậy nơi đây đã trở thành một địa danh khá nổi tiếng và sầm uất. Người Lào, người Thái, người Khơme và cả người Kinh nữa đã đổ về đây buôn bán trao đổi hang hoá. Nhận thấy nơi đây đất đai màu mỡ, trù phú, lai thuận tiện cho việc giao thương, con người thì hiền hậu đầy long mến khách, đất lành chim đậu, 1 số người đã bén duyên với mãnh đất này và chọn nơi này làm quê hương thứ hai của mình tạo nên 1 nền văn hoá giao thoa đa sắc tộc.
 

Sương sớm trên hồ Dakmin

Hồ Dak Min trong sương sớm

      Có thể nói săn voi là 1 công việc vô cùng nguy hiểm, gian lao và vất vả, nó đòi hỏi người thợ săn phải có sức khoẻ, lòng dũng cảm và dày dạn kinh nghiệm. Để săn được voi rừng người thợ đã sáng tạo ra 1 số loại dụng cụ như thế này gọi là bộ săn voi, thường 1 bộ săn voi có từ 17 đến 22 loại dụng cụ khác nhau.
 

dụng cụ săn voi

Một số dụng cụ và đồ dùng săn Voi

      Thường 1 đội săn voi có từ 10 đến 15 con voi nhà khoẻ mạnh độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi. Mỗi thớt voi có 2 người, 1 thợ chính và 1 thợ phụ. Thợ chính gọi là Gru, thợ phụ gọi là Rmak. Rmak là người chưa bắt được con nào hay bắt dưới 5 con, những người bắt từ 5 đến 10 con gọi là thợ bậc một, thợ bậc hai là những người bắt được từ 10 đến 15 con và bắt từ 15 con trở lên gọi là thợ chính hay còn gọi là thủ lĩnh, có thể dẫn đầu trong cuộc đi săn.
        Vào mùa đi săn thì người thợ săn và gia đình phải chịu sự kiên cữ khá khắc nghiệt như người thợ săn không được ăn thịt cá trê ,thịt rùa , không được uống rượu, nói lớn tiếng hay gay xích mích với người khác, đặc biệt không được ngủ chung với vợ . Ngoài ra người con gái và phụ nữ không được dùng nước vo gạo để rửa mặt, hay dùng hương hoa để tắm gội, một điều quan trọng và tối kị ở đây  là người phụ nữ không được ngoại tình trong lúc chồng đi săn nếu phạm tội phải chịu hình phạt cao nhất của gia đình và buôn làng.
        Khi đoàn thợ săn lên đường , người chủ trong nhà sẽ bẻ một cành lá tươi treo trước của nhà báo hiệu trong gia đình có người đi săn , sẽ không tiếp khách trong ba ngày đầu.
         Đội săn voi được chia làm ba tổ : Tổ chiến đấu, Tổ kiềm hãm và Tổ bắt voi. Khi phát hiện ra dấu chân của đàn voi trong rừng người Gru là thủ lĩnh giàu kinh nghiệm sẽ đoán đươc trong đàn voi rừng có bao nhieu voi trưởng thành và voi con và từ đó đưa ra những phương án hợp lí nhất cho cuộc chiến. tiến sau vào nơi cư trú của đàn voi rừng, người Gru cho cả đoàn tạm nghỉ ngơi và phân công nhiệm vụ rõ rang cho từng thành viên. Nguời Rmak thì lo cho voi ăn uống đồng thời lo lương thực cho cả đoàn trong ngày hôm sau vì có thể rằng cuộc chiến sẽ kéo dài từ sáng sớm cho đến tối mịt. Trong khi đó người Gru phải sắp xếp lại đồ đạt chuẩn bị dụng cụ vũ khí ủng hộ cho voi nhà trong cuộc chiến sắp tới.

 

đàn voi nhà 1950

Đàn Voi nhà trưởng thành, thường sử dụng trong các cuộc đi săn

      Sáng hôm sau khi mặt trời vừa ló dạng, sương sớm còn đọnho trên lá, một hồi tù và vang dội cả núi rừng. Người thợ thúc đàn voi nhà xông thẳng vào đàn voi rừng. Với bản tính tự nhiên vốn có, những con voi rừng trưởng thành cũng lao vào kịch chiến, số còn lại đưa đàn voi con lánh đi nơi khác. Cuộc chiến đấu diễn ra khá ác liệt cho đến lúc yếu thế hay bị thương thì con voi rừng đầu đàn rống lên báo hiệu cho cả đàn rút lui. Lúc này tổ tìm hãm thúc voi nhà khoá đường tháo chạy của đàn voi con, vây hãm chúng lại cho tổ bắt voi có thời gian chọn lựa bắt những con theo ý mình. Theo kinh nghiệm thì thường là những voi con từ 3 đến 5 tuổi là ở tuổi dể thuần dưỡng nhất. Tiếp đến người Gru dung một loại dây thừng được bện từ da trâu đực hết lớn phơi 6 tháng nắng 6 tháng mưa có thong lọng treo vào đầu cây sào nhằm vào chân trái phía sau của voi mà quăng. Nếu quăng vào chân khác bị coi là phạm luật. Theo phong tục người Gru phải cúng rất nặng.
 

niềm tự hào của người M'nong

Voi con đang trong quá trình thuần dưỡng

      Khi voi con đã bị mắc dây chúng sẽ tìm cách tháo chạy. Lúc này người Gru thả dây ra còn người Rmak nhanh chóng nhảy xuống khỏi lưng voi tìm 1 thân cây to buộc chặt sợi dây vào. Theo quán tính voi con sẽ chạy vòng tròn quanh gốc cây và tự trói mình lại. Người Gru dùng 1 dụng cụ gọi là Cùm chữ V có gai nhọn tròn và dây khoá tròng vào phía sau tai voi, nếu voi dữ động Cùm sẽ tự xiết chặt làm voi con bị đau và đứng im. Sau đó đoàn thợ săn đưa voi về chỗ có bến nước gần buôn làng hoặc nơi có bong mát rồi dung tù và thổi 1 hồi báo hiệu tin vui cho buôn làng biết. Cuộc đi săn kết thúc tốt đẹp.

chú voi con 2

Giai đoạn thuần dưỡng Voi rừng

     Việc còn lại giao cho 1 người có nhiều kinh nghiệm gọi là “Thợ thuần dưỡng Voi” người này chịu trách nhiệm chính. Vì đây là công việc quan trọng ảnh hưởng đến tính nết, thói quen sau này của Voi.

voi con mới săn dc đang thuần dưỡng

Giai đoạn thuần dưỡng Voi rừng

   Sau khi nhận Voi về thợ thuần dưỡng bỏ đói khoảng 3 ngày chỉ cho uống nước pha 1 ít muối để giảm bớt tính hưng hăng hoang dã của Voi rừng. Thợ thuần dưỡng dung cỏ non hoặc những loại lá cây mà Voi ưa thích đến gần vỗ về cho voi ăn và làm quen. Nếu Voi còn cứng đầu thợ thuần dưỡng cho người đánh thật đau và tiếp tục bỏ đói cho đến khi chịu nghe lời mới thôi.
    Trước tiên, thợ thuần dưỡng tập cho Voi biết nghe hiệu lệnh như: nhắc chân, đi, đứng, cúi đầu, quỳ xuống… Sauk hi đã thuần thục họ tiếp tục tập cho Voi chở người, thồ hàng, kéo gỗ, lội nước, vượt song suối… Thường công việc thuần dưỡng Voi kéo dài khoảng 3 đến 4 tháng, nhưng nếu gặp Voi cứng đầu có thể kéo dài từ 7 đến 8 tháng.

nghi thức cúng voi nhập buôn
chuẩn bị lễ cúng voi nhập buôn

Nghi lễ cúng Voi nhập buôn

    Sau khi mọi việc đã hoàn thành, chủ Voi tổ chức một lễ cúng rất lớn gọi là lễ “Cúng Voi nhập buôn”. Sau đó Voi được xem như là 1 thành viên trong gia đình và được đổi xử tử tế như một con người.
      Thưa quý khách, trong lịch sử săn Voi người dân Buôn Đôn thường quen gọi một thủ lĩnh săn Voi nổi tiếng được nhiều người kính phục đó là “Vua săn Voi”. Vua săn Voi tên thật là N’Thu Knul sinh năm 1828 mất 1938 thọ 110 tuổi. Trong cuộc đời săn Voi lừng lẫy của mình ông đã bắt được 490 con. Vào 1861 ông săn được một con Bạch Tượng và đem tặng cho vua Thái Lan, ngưỡng mộ và khâm phục tài nghệ đó vua Thái Lan phong cho N’Thu Knul danh hiệu là “Khunjunob” ( trong đó “Khun” là hoàng gia, “junob” là cuối chào) dịch theo nghĩ tiếng việt là người của hoàng được kính trọng.
    Sau khi về lại quê hương mọi người quen gọi là Vua săn Voi hoặc Khunjunob.
    Đặc biệt vua săn Voi có rất nhiều vợ nhưng không có con trai nên ông đã nhận một người cháu gọi mình bằng cậu tên là R’ leo Knul để nối nghiệp. R’ leo Knul sinh năm 1877 mất 1947, ông cũng là một danh thủ săn Voi khá nổi tiếng. Trong cuộc đời săn Voi của mình ông đã săn được 297 con trong đó có một con Bạch Tượng đem tặng cho vua Bảo Đại và ông cũng là người tiếp tục huấn luyện đội Voi chiến cho nhà Vua. Sau khi ông mất Vua Bảo Đại đã cho người trực tiếp thiết kế và xây dựng lăng mộ cho ông.

 

Đàn voi nhà phục vụ khách DL

Đàn Voi nhà Buôn Đôn phục vụ khách du lịch hiện nay
   Ngày nay ở vùng Bản Đôn này vẫn còn một thủ lĩnh săn Voi thường được nhắc đến đó là Ama Công, sinh năm 1909 mất ngày 3/11/2012. Đặc biệt khoảng năm 60 tuổi ông tự chế ra một loại rượu thuốc chiết xuất từ những lá, rễ cây rừng có tác dụng tráng dương, cường thận, tăng cường sinh lực, bồi dưỡng sức khoẻ. Hiện nay loại thuốc này được bày bán rộng rãi, AmaCông có 6 người vợ lúc 70 tuổi ông cưới thêm bà vơi người gốc Lào 47 tuổi và có một cô con gái riêng.

Ông Ama Công


 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Bình Minh
    Mình ở Phú Yên nhưng trước kia có thời gian mình làm việc trên Bản Đôn và cũng gắn bó với đồng bào địa phương nhiều nên cũng biết chút chút thôi
      Bình Minh   06/10/2018 11:52
  • Huỳnh Văn Tấn
    Đọc hấp dẫn ghê. Giờ mới biết săn voi phức tạp, nguy hiểm và nghệ thuật đến vậy. Ad ở Phú yên mà sao rành về Tây nguyên dữ vậy?
      Huỳnh Văn Tấn   06/10/2018 11:33
Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây