Tháp Nhạn tọa lạc tại Phường 1, TP Tuy Hòa, Phú Yên. Trong tiếng Ê-Đê và Jarai gọi là tháp KơH’Meng, người Kinh gọi là Tháp Chàm còn đối với người Chăm họ gọi là Đền Kalan mô phỏng đỉnh núi thiêng Kailas (6,714m) ở Ấn Độ. Tháp Nhạn Tuy Hòa được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 11, đầu thế kỉ 12. Đây là điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Phú Yên. Hãy cùng Công ty Du Lịch Bình Minh Gold tìm hiểu đôi nét về công trình kiến trúc nghệ thuật này.
thiếu nữ chăm
BÀI GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT THÁP NHẠN
"Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Trông về Tháp Nhạn mà yêu Tuy Hòa" Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Champa, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở khu vực Trung Bộ Việt Nam. Có thể thấy vị trí phân bố các đền tháp là những nơi từng là nơi ở của người Champa, xa hơn nữa còn có những ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đất nước Campuchia như tháp Damray Krap. Ngược lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ở Khương Mỹ, Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người Champa gọi là "tháp Khmer" như tháp Champa Hoà Lai. Tháp Nhạn trong tiếng Ê-Đê và Jarai gọi là tháp KơH’Meng, người Kinh gọi là Tháp Chàm còn đối với người Chăm họ gọi là Đền Kalan mô phỏng đỉnh núi thiêng Kailas (6,714m) ở Ấn Độ Tháp Nhạn Tuy Hòa được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 11, đầu thế kỉ 12. Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, xây theo kiểu giật cấp, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao khoảng 25m. Mỗi cạnh chân tháp dài 10m. Có 4 cửa, trong đó ba cửa giả, một cửa chính xây hướng về hướng đông (Hướng của thần linh, hướng của sự ấm no phồn thực). Tháp nằm trên độ cao 64m so với mực nước biển bên cửa biển Đà Diễn. Năm 1858 Người Pháp đã bắn đại bác vào tháp vì tưởng là pháo đài, làm cho phần phía đông của tháp hư ỏng nặng, vòm cửa bị sụp xuống, trải qua thời gian và chiến tranh, nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng, đỉnh tháp có phiến đá được tạc theo hình Linga xung quanh có ghi chép lại nội dung quá trình xây dựng tháp cũng bị đổ sụp và các kí tự đã lu mờ không nhận diện được. Đi sâu vào phía bên trong tháp, du khách có thể bất ngờ khi thấy bên trong không có tượng hay ban thờ nào, chỉ có duy nhất một cái am nhỏ để nhang khói cho Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây dựng từ thời Hậu Lê. Xung quanh tường có những hoa văn hình rồng được chạm khắc tinh tế trên đá hoa cương đặt ở 4 góc tháp. Đứng từ bên trong nhìn lên đỉnh tháp chỉ thấy một không gian sâu thẳm cao vút đầy huyền bí. Năm 1961 các nhà khoa học và khảo cổ học đã trùng tu lại tháp đồng thời xây dựng tường bao bằng bê tông cốt thép để giữ vững cho Tháp. Tháp Nhạn Tuy Hòa là nơi hành hương của đồng bào Chăm sống trong khu vực đến thờ tự, dâng cúng thường xuyên. Hằng năm vào ngày 20 đến 23 tháng 3 AL là thời điểm tổ chức lễ hội của đồng bào Chăm tại THáp Nhạn. Qua thời gian còn nhiều lần trùng tu nhỏ nữa tuy nhiên lần đại trùng tu năm 1961 cơ bản đã giữ cho tháp có hiện trạng bảo vệ tốt đến nay. Tháp Nhạn Phú Yên cùng sự tích nàng tiên nữ Thiên Y Ana Tháp Nhạn là ngọn tháp nổi tiếng ở Phú Yên gắn với nhiều điều bí ẩn chưa được giải đáp. Nói về nguồn gốc của ngọn tháp này có rất nhiều tương truyền. Có người cho rằng, xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y Ana giáng trần chỉ dạy cho người dân sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ cấy cày, dệt vải, kéo sợi, đánh cá…để tìm cách mưu sinh. Đồng thời cũng bà cũng dùng phép thuật của mình để bảo vệ dân chúng. Sau khi tiên nữ quay trở lại cõi tiên, người dân Chăm-pa muốn khắc ghi công ơn người khai sáng và bảo vệ cho dân tộc mình bèn xây ngọn tháp ấy để phụng thờ. “Phú Yên có đỉnh Cù Mông Có hòn tháp Nhạn, có dòng sông Ba”. Theo một truyền thuyết khác thì xưa kia, Tuy Hòa là vùng đầm lầy trũng thấp có nhiều thủy quái chuyên quấy phá đời sống người dân. Thấy vậy Trời bèn sai người khổng lồ xuống gánh đất lấp vùng trũng, bảo vệ cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên khi lấp đã gần xong, người khổng lồ vội về nên đã gánh nhiều đá hơn làm chiếc đòn gánh bị gãy. Đá từ hai gánh rơi xuống một bên tạo thành núi Chóp Chài, một gánh tọa trên núi Nhạn. Đó được cho là nguồn gốc xuất hiện của ngọn tháp. Còn về tên gọi “tháp Nhạn” thì được người dân ở đây giải thích là do có rất nhiều chim nhạn bay tới đây sinh sống, làm tổ nên ngọn tháp cũng được đặt theo tên của loài chim này. Trong mỗi công trình đền tháp của người Chăm đều có Linga và Yoni tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực cầu mong vạn vật được nảy nở sinh sôi. Khách du lịch tìm tới tháp Nhạn không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngọn tháp huyền bí này mà còn bởi tò mò về vật liệu mà người Chăm xưa dùng để xây tháp. Tháp Nhạn được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung xếp khin khít nhau mà rất vững chắc. Theo nghiên cứu, loại gạch này có khối lượng nhẹ hơn một viên gạch thông thường khoảng 1,3 lần. Kể cả độ bền chịu nén, chịu va đập cũng hơn gạch thường rất nhiều. Tháp Nhạn Tuy Hòa cũng như quần thể tháp Chăm ở Việt Nam hằng trăm năm qua đã thôi thúc các nhà nghiên cứu hàng đầu trên thế giới về đây để tìm hiểu cách xây dựng của dân tộc Chăm. QuaTìm hiểu về cách kết dính các viên gạch này với nhau một cách chắc chắn và không lộ ra chút đường hồ nào thì được biết người Chăm sử dụng hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên. Khi xưa chưa có xi măng, người dân Chăm-pa đã biết sử dụng chất kết dính từ cây Dầu rái vào việc xây dựng. Tuy nhiên, việc pha trộn các loại chất liệu thế nào để có được loại keo bền chắc có thể “nâng đỡ” cả một tòa tháp lớn như vậy thì các nhà nghiên cứu vẫn phải bó tay.
Ngày 1 tháng 10 năm 2006, Trung tâm Quản lý di tích-di sản tỉnh Quảng Nam chính thức công bố thông tin: các nhà khoa học của Đại học Milan, Ý khi đang làm việc trùng tu nhóm tháp G-thuộc Thánh địa Mỹ Sơn đã nhận biết được loại vật liệu kết dính để xây tháp Champa cách đây vài triệu năm. Đó là loại keo được tinh chế từ một loài thực vật vốn có rất nhiều trong khu vực quanh di sản Mỹ Sơn, mà người dân địa phương thường gọi là cây dầu rái. Ngoài ra, họ cũng đã phát hiện ra một loại hợp chất có nguồn gốc từ thực vật bản địa nói trên có trong gạch sử dụng để xây tháp. Như vậy, những điều bí ẩn xung quanh vật liệu được người Chăm sử dụng để xây dựng các công trình tôn giáo ở Việt Nam sau hơn 100 năm đã được giải mã. Trước đó, một người thợ thủ công tên là Lê Văn Chỉnh (thuộc tỉnh Quảng Nam) cũng đã bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu phương pháp xây dựng tháp
Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm và đây cũng là một thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tháp Nhạn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thê thao - Du lịch) công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 16 tháng 11 năm 1988. Năm 2018 Tháp Nhạn được công nhận là di tích đặc biệt cấp Quốc Gia. Cùng với sông Đà Rằng, nơi đây đã trở thành cụm danh lam thắng cảnh thu hút đông đảo khách du lịch. Hằng năm cứ tới mỗi dịp lễ tết có rất nhiều hoạt động vui chơi văn nghệ được tổ chức ở trên núi tháp Nhạn. Bởi vậy, lời khuyên cho các bạn có ý định tới thăm quan khu di tích này thì hãy đến vào dịp rằm tháng Giêng Âm Lịch. Khi ấy, ở đây diễn ra đêm thơ Nguyên Tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ nức tiếng gần xa tới giao lưu nghệ thuật.