google analytics
GIỚI THIỆU VĂN HOÁ NHÀ SÀN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ
Nhà sàn truyền thống của người Ê đê, nhìn toàn cảnh ngôi nhà giống như hình chiếc thuyền độc mộc với 2 đầu mái nhô ra trên rộng dưới hẹp mà giới kiến trúc thường ví voi là kiểu “ thượng thách hạ thu”. (Nhà Dài)
Chất liệu của ngôi nhà chủ yếu lấy từ thiên nhiên như: tranh, tre, nứa và gỗ. Nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên tránh thiên tai thú dữ bảo vệ sự sống của các thành viên trong gia đình thì mặt sàn nhà cách đất từ 1,0 m đến 1,7m với hai hang cột chính chạy song song được làm từ những cây cổ thụ rất lớn và đây cũng là hệ thống chịu lực chính của ngôi nhà.
Để lên xuống được ngôi nhà, chúng ta sẽ phải bước qua chiếc cầu thang chính mà người đồng bào ở đây gọi là chiếc cầu thang cái. Chiếc cầu thang này được làm từ một cây gỗ to, chắc không bị mối mọt và được gọt đẻo rất công phu tỉ mĩ. Đây là những bậc cầu thang và những bậc cầu thang này luôn luôn là bậc lẻ vì theo quan niệm của đồng bào số lẻ là sinh, có nghĩa lẻ là phải sinh cho ra chẵn mà số chẵn là đủ, đồng nghĩa với số chết. Bên trên nữa chúng ta bắt gặp hình ảnh đôi bầu sữa mẹ, đây là hình ảnh khắc hoạ rõ nét nhất chết độ mẫu hệ, người Ê đê coi trọng việc nuôi dưỡng con cái, họ tôn trọng nguồn sữa nuôi dạy nên những người con trưởng thành. Bên trên nữa là hình ảnh vầng trăng khuyết, đây cũng là hình ảnh biểu trưng cho sự chung thuỷ và uy tín của người phụ nữ trong gia đình. Đầu cầu thang luôn được vuốt cong như hình mũi thuyền độc mộc đang lướt song vì người đồng bào luôn tưởng nhớ về các tổ tiên của họ, những người đã đi khai phá vùng đất mới.
Hiện nay, khi đến Tây Nguyên, thường chỉ bắt gặp những ngôi nhà dài từ 30 đến 40m. Nhưng xưa kia, ở mảnh đất Bản Đôn này đã từng có những ngôi nhà dài đến hàng trăm mét như trong Trường ca Đam San đã nhắc đến “Nhà dài, dài như một tiếng chiêng ngân, dài như một thôi ngựa chạy”.
Một lễ cúng Giàng được tổ chứ tại gian Khách (Gar) của một gia đình đồng bào Ê đê).
Nôi thất bên trong ngôi nhà được chia làm 2 phần rõ rệt là phần Gar và Opp. Phần Gar có nghĩa là gian dành để tiếp khách, phần này chiếm khoảng 1/3 diện tích ngôi nhà và là nơi trưng bày các hiện vật quý giá cảu gia đình như: dàn Cồng Chiêng, trống H’Gơr, ghế Kpan, ghế J”hưng. Ngoài ra nơi đây còn trưng bày một số chiến lợi phẩm sau những cuộc đi săn như: da Hổ, da Báo, Sừng Nai, sừng Min, Nanh Heo,….
Phụ nữ Ê đê rất khéo tay.
Một điều đặc biệt không thể thiếu trong những dịp lễ hội là những ché rượu cần và cây Nêu.
Cây Nêu là biểu tượng tâm linh không thể thiếu trong đời sống của người đồng bào Ê đê, là nơi giao tiếp giữa thần linh và con người. Cây nêu được trang trí với những hoạ tiết hoa văn vô cùng sinh động.
Phần dưới được trang trí với những hoa văn kỹ hà mà chúng ta thường bắt gặp trên váy áo của người phụ nữ, nó tượng trưng cho chế độ mẫu hệ - ý nói người phụ nữ là nền tảng của gia đình và cộng đồng. Tiếp theo là hình ảnh của sự phồn thực - ấm no hạnh phúc được thể hiện qua chiếc nồi đồng và ché rượu cần. Phần trên nữa là hình ảnh những chiếc thuyền độc mộc toả ra 4 phương ý báo cho các Yàng, báo cho các buôn xa buôn gần, báo cho họ hang về nơi đây để dự lễ. Còn đây là những con chim, con cá. Suy cho cùng, tộ người Ê đê cũng chỉ là dân tộc thiểu số, mưu sinh bằng việc săn bắt, hát lượm. Để cuộc sống no đủ thì không thể nào thiếu được những con chim, con cá, cơm no, rượu say… Trên nữa là con chim Grưh tượng trưng cho tin vui hạnh phúc luôn bay về với gia đình. Khi chim Grưh cất tiếng hót nghĩa là nương rẫy sẽ đầy ngô đầy lúa, trong rừng sẽ nhiều thịt nhiều rau, dưới suối sẽ nhiều cá nhiều tôm. Và trên là hình ảnh của chiếc bắp chuối thể hiện sự sinh sôi nảy nở, ý chí vươn lên mạnh mẽ của con cháu người Ê đê được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Có thể nói rằng cây Nêu của đồng bào Ê đê không những là một công trình mang tính nghệ thuật đặc sắc mà đồng thời nó còn là biểu trưng cho khát vọng cuộc sống no đủ theo quan điểm riêng của họ.
Nhà sàn đồng bào những năm 1966
Và phần còn lại của ngôi nhà là gian Opp, là nơi sinh hoạt chính của gia đình cộng cư. Mỗi gia đình đều có vách ngăn riêng và bếp lửa riêng vì trong 1 ngôi nhà dài thường có nhiều gia đình sinh sống với nhau. Họ canh tác chung trên 1 nương rẫy, cùng săn chung trong 1 cánh rừng vì thế mà của cải làm ra được chia đều cho tất cả mọi người và khi họ mất đi vẫn được chia phần công bằng. Phần cuối của ngôi nhà là bếp lửa chung của. Điều đặc biệt là gian của cô út luôn luôn là gian bếp lửa chính.
Nhìn chung ngôi nhà của người Ê đê không chỉ là nơi sinh sống, lưu trú đơn thuần mà nó còn là nơi lưu giữ truyền thống văn hoá, phong tục tập quán cao đẹp của dân tộc Ê đê.
THAM KHẢO THÊM BÀI 02
Nhà Dài những năm 1950
Nhà dài của người Ê Đê có kết cấu kiểu nhà sàn thấp, dài thường từ 15m đến hơn 100m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Nó là ngôi nhà lớn của nhiều thế hệ sống chung như một đại gia đình và là nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ của người Ê ĐêÝ kiến bạn đọc