google analytics

BỨC TRANH PHẬT GIÁO NỔI TIẾNG

Thứ ba - 06/11/2018 09:59
DU LỊCH BÌNH MINH Gold mời độc giả và du khách tìm hiểu bức tranh hiếm về Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Tranh thủy mặc mang tên Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ được Trần Giám Như thư họa vào năm 1363. Nó là một trong những báu vật ở kho tàng của Hạng Nguyên Biện - một giám thưởng gia nổi tiếng sống vào đời Minh sang đời nhà Thanh. Bức họa này được giữ trong Cố Cung của Trần Giám Như như một quốc bảo.
bK0RoFwo
bK0RoFwo

BÀI 1.
Bức thư họa nổi tiếng "Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ" có nhân vật chính , trung tâm là vua Trần Nhân Tông. Đây là bức họa có giá trị nghệ thuật và lịch sử nhưng lại đang lưu lạc ở Trung Quốc.

Những tranh cãi về người thực hiện bức thư họa này hiện đang là mối quan tâm của nhiều người yêu nghệ thuật và thích sưu tầm văn hóa lịch sử. Người yêu thích thiền phái Trúc Lâm thì đang mơ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bức họa để thỏa sức tưởng tượng về một vị vua, bỏ hết tất thảy, về với Phật pháp trong cõi hư vô...
Bức tranh triệu đô

Tranh thủy mặc mang tên Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ được Trần Giám Như thư họa vào năm 1363. Nó là một trong những báu vật ở kho tàng của Hạng Nguyên Biện - một giám thưởng gia nổi tiếng sống vào đời Minh sang đời nhà Thanh. Bức họa này được giữ trong Cố Cung của Trần Giám Như như một quốc bảo. Năm 1922, vua Phổ Nghi - Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh đã bí mật tuồn ra ngoài bức họa này cùng với hơn 1.300 bảo vật. Từ đó, bức họa lưu lạc trong chiến cuộc ở Trung Quốc đến năm 1949, nó cùng một số báu vật khác mới được đưa vào bảo tàng Liêu Ninh lưu giữ. Chính vì nguồn gốc xuất thân là báu vật và bị lưu lạc nên công chúng không có dịp được chiêm ngưỡng. Nguyên bản bức họa này có kích thước 961x28cm và được thể hiện trên chất liệu giấy xuyến. Công chúng biết nhiều đến bức họa thủy mặc Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ bắt đầu từ bản sao, được bán đấu giá 1,8 triệu USD vào tháng 4/2012.

Cận cảnh bản sao bức tranh.
Tại Việt Nam, bức họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ được người yêu tranh biết đến từ bản sao, được chụp lại trên mạng với những thông tin từ bài thuyết trình của thạc sỹ Phạm Văn Tuấn (Viện Nghiên cứu Hán Nôm). Cùng với những ý kiến đóng góp của các chuyên gia mỹ thuật, sử học, bức họa đã được tái hiện lại một cách đầy đủ về cả giá trị nghệ thuật và lịch sử.
Nhân vật trung tâm trong bức họa là vua Trần Nhân Tông (1258 - 1309), đại sĩ của thiền phái Trúc Lâm. Ông vua này đã hoàn toàn dứt bỏ cả gia tư lẫn triều chính để tu từ năm 1299, đại giác và trở thành đệ nhất tổ của thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Với Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ, lần đầu tiên người xem được diện kiến ảnh tượng Phật Hoàng (ngồi cáng) an nhiên mà sinh động, xuống núi khởi sự giáo hóa chúng sinh. Đây là bức ảnh độc, không tìm thấy trong kho tư liệu về Trần Nhân Tông. Hiện di ảnh Trần Nhân Tông được lưu giữ đến nay chỉ còn đôi ba bức họa và tôn tượng nên bức họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ là một tư liệu quý giá. Nó không chỉ có giá trị về một sự kiện lịch sử mà còn tiết lộ chân dung vốn rất hiếm hoi của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, con gái và Hoàng đế Trần Anh Tông (1267 - 1320).
Bức thư họa có tổng chiều dài lên đến 9.61m trong đó 3.1m là phần lòng tranh, còn lại là triện đầu tranh và các bài bạt tựa phía sau tranh được cho là của họa gia Trần Giám Như. Các sử gia, chuyên gia mỹ thuật Việt Nam đang đặt dấu chấm hỏi về tác giả thực của bức thư họa. Bởi một giám thưởng gia ở thời kỳ nhà Minh, làm sao biết được vua Trần Nhân Tông dứt bỏ bụi trần, lên núi tu hành để họa bức thư họa có giá trị lịch sử và nghệ thuật đến thế? Có thể, vì những lý do chưa rõ ràng, nên bức thư họa vẫn cứ lưu lạc, lang thang chăng?
Kiệt tác thư họa

Thư pháp hợp cùng họa phẩm tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thư - họa đặc sắc ở bức thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ... Màu sắc dùng để tái hiện bức tranh là hai màu nguyên bản đen và trắng kết hợp với bút pháp tái hiện mây, núi, sông, cùng tùng, trúc, cây cổ thụ mang tính ước lệ như cây bồ đề, cây phong xen lẫn cây cỏ dại ven đường tạo hiệu ứng thẩm mỹ về không gian và thời gian. Với các điểm nhấn về con người, voi, ngựa, trâu, hạc cùng võng lọng, ngai, nghi trượng... làm nên một chỉnh thể hoàn chỉnh về bố cục của bức thư họa.
Sự tinh tế trong bút pháp khắc họa thể hiện ở trang phục của các nhân vật mặc. Tranh có hơn 80 nhân vật trong đó nhân vật chính trong bức họa là một số tăng nhân Ấn Độ. Với đặc trưng về dị tộc rất đặc thù như tăng nhân Ấn Độ tay cầm tích trượng, bình bát, kinh quyển. Phía đoàn đón rước có vua Trần Anh Tông cùng các tùy tùng cung nghinh Phật hoàng khi người xuống núi. Nhóm phục vụ đi sau vua Anh Tông có trang phục áo chẽn đến nách, cầm gậy trên trông như lông chim còn nhóm phục vụ nghi trượng gồm 10 người tay cầm nghi trượng, áo cụt đến khuỷu tay. Nhóm quan lại phía trước vua Anh Tông, gồm: 2 quan võ, cầm gươm và 5 quan văn đi giày nghiêm cẩn, tay chắp tôn kính. Đặc biệt nhóm ra đón, mũ giống nhau. Các tùy tùng khiêng ngai, kiệu, dắt ngựa, cầm đao, trừ những quan văn võ trong triều thì còn lại đều đi chân đất.
Tâm điểm hay còn gọi là trung tâm của bức thư họa là Phật hoàng Trần Nhân Tông ngồi trên cáng từ động Vũ Lâm xuất du xuống núi với 8 đệ tử là tăng sĩ và 4 phu khiêng, 2 phu cầm quạt lông và lọng nan; hai đệ tử, 1 cầm gậy trúc, 1 cầm phất trần, còn lại đi phía sau. Hình ảnh vua Trần Nhân Tông được tái hiện đầy thần thái với mày dài, có râu, tai to, tay lần tràng hạt. Họa sỹ Vương Hòa đánh giá: "Đây là một tuyệt phẩm cả về nội dung lẫn hình thức. Một số hình ảnh mang tính ước lệ như voi tải kinh, hạc dẫn đường nhưng lại đóng vai trò là điểm nhấn góp phần làm hoàn hảo bố cục của bức tranh. Voi trong bức thư họa này đẹp hơn hẳn so với các tranh Trung Quốc khác".
Nghi vấn về tác giả thực

Bên cạnh giá trị nghệ thuật hàm chứa của bức thư họa thì một số những tranh cãi bên lề về thông tin của Trần Giám Như - được coi là tác giả bức tranh quý hiếm này cũng khiến nhiều người quan tâm. Trần Giám Như là họa sư đời Nguyên, một thượng thủ về tranh vẽ truyền thần, học trò của Triệu Mạnh Phủ, và cũng đã nhiều lần vẽ chân dung cho Triệu Mạnh Phủ. Hiện tại, tác giả bức thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ là Trần Giám Như, được công nhận là một họa sỹ người Trung Quốc. Tuy nhiên, không ít giả thuyết đặt ra cho rằng Trần Giám Như là người Việt. Bởi ông vẽ rất thật con người, con vật, tỉ lệ, không gian của người Việt hoặc sau khi Mạnh Phủ chết (1322) Giám Như vẫn đương là họa gia đứng đầu trong triều, nhưng ông đã sang Đại Việt và vẽ bức tranh vào năm 1363. Chính các học giả hiện đại của Trung Hoa đưa ra khả năng, Giám Như không phải là tác giả của bức thư họa nổi tiếng ấy. Đó là nghi ngờ, song cũng có những lý do nhất định có sự nghi ngờ đó. Hơn nữa, người đề tên ở bức thư họa đó là Trần Đăng - một bậc thượng thủ viết triện thời Minh, hiện còn nhiều tác phẩm để lại. Theo nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Hùng Vỹ - giảng viên bộ môn Văn hóa dân gian - trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thì: "Nội dung trong đề bạt nhiều điểm giống với nội dung Thánh Đăng ngữ lục, tam tổ thực lục, trong thư tịch Phật giáo hiện còn lưu".
Điều đáng nói, bức thư họa có sự hiện diện của 3 nhân vật họ Trần, liên quan đến Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ là Trần Giám Như, Trần Đăng và Trần Quang Chi. Chính 3 nhân vật họ Trần này đã gây ra sự chú ý và tranh cãi. Trong bài thuyết trình của mình, thạc sỹ Phạm Văn Tuấn, dựa vào những bài bình, tấu trong cuộn tranh để có thể đưa ra kết luận: Vào khoảng năm 1420, họa phẩm mới trở thành sở hữu của Trần Quang Chi, người sông Lô. Trước đó, tranh thuộc về Trần Đăng. Tuy nhiên không rõ Trần Đăng sở hữu bức tranh thời điểm điểm, ngay sau khi Giám Như hoàn thành tác phẩm (1363), hay phải đợi đến vài năm sau đó. Họa phẩm của Trần Giám Như thật đáng chú ý vì lẽ nó là tác phẩm của một danh họa sống dưới một vương triều từng bị đánh bại đôi lần bởi vị Hoàng đế trong tranh và chủ nhân của nó. Trần Quang Chỉ có thể là một hậu duệ nhà Trần lưu lạc sang Trung Quốc. Điều đáng chú ý trong bức tranh có sự hiện diện của đạo sĩ Hoa Lâm Thời - là dấu tích giao lưu văn hóa Việt - Trung rõ rệt.
Nguyên bản Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ đang được lưu giữ ở Trung Quốc khiến người yêu thích thiền phái Trúc Lâm, yêu thích vị vua thành Phật và yêu thích lịch sử không khỏi tiếc nuối.

Theo Đại Việt sử kí toàn thư ghi chép, thì Vua Trần Nhân Tông xuất gia ở động Vũ Lâm, tỉnh Ninh Bình ngày nay. Điều này phù hợp với nội dung trong bức thư họa mô tả cảnh Hoàng đế Trần Nhân Tông đi từ động Vũ Lâm (Ninh Bình) ra Thăng Long.
Triện đầu tranh và các bài bạt tựa phía sau tranh được các danh sĩ đời Minh viết thêm lời bình dẫn nhằm tôn vinh và tái hiện một cách hoàn hảo về thần thái của bức tranh. Bài dẫn của Đinh thời Đinh Vĩnh Lạc 18, viết năm 1420 thể hiện: "Nay bức họa miêu tả lúc ông (Trần Nhân Tông) từ động Vũ Lâm xuất du. Đại sĩ ngồi trên cáng, còn các tùy tùng đều khoác áo tăng. Voi trắng chở kinh đi ở sau cùng. Phía trước voi có người đội mũ vàng, cưỡi trâu, ấy hẳn là đạo sĩ Lâm Thời Vũ. Cung nghênh trên đường chính là con của đại sĩ, người nối ngôi, thay cha trị nước".

BÀI 2
BỨC TRANH TRIỆU ĐÔ TÁC GIẢ LÀ NGƯỜI VIỆT NAM?
Nguyễn Thế Nhân

Bản phục chế cuộn thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ đã được mua với giá bất ngờ: 1,8 triệu USD. Nhân vật chính trong tranh chính là sơ tổ phái thiền Trúc Lâm Việt Nam, Phật Hoàng Trần Nhân Tông xuống núi, khởi sự giáo hóa chúng sinh.
Một cuộc đấu giá xôn xao dư luận
Trên Khắc Lạp Mã Y nhật báo (nhật báo của thành phố Karamay, Tân Cương) số ra ngày 18-7-2012 có bài “Tiên phẩm thưởng – Tái thu tàng” phỏng vấn ông Lý Bách Lâm, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thư – họa Trung Quốc. Trong bài, ông Lý nói đến việc đại chúng hóa, xã hội hóa công tác sưu tầm tác phẩm nghệ thuật, thực chất là đấu giá để có thể mua bán, trao đổi trong công chúng. Ông đề cập đến “hiện tượng phi lý tính”, đấu được giá rất cao ngoài dự liệu đối với một số tác phẩm, cụ thể là: “Tháng 4 năm nay, ở hội đấu giá tinh phẩm thư họa, Công ty đấu giá Bảo Lợi, Bắc Kinh đưa ra đấu giá bức Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ của họa gia đời Nguyên Trần Giám Như. Trong lịch sử hội họa Trung Quốc không có ghi chép gì về Trần Giám Như. Họa phẩm này đấu giá với mức giá khởi điểm là 1.000 nhân dân tệ (khoảng 160 USD), không ngờ qua nhiều vòng tranh giá, một khách mua đã kết thúc cuộc đấu giá với mức 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,6 triệu USD), cộng thêm tiền môi giới, giá cuối cùng giao nhận tranh là 11,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,8 triệu USD)”.
Cuộc đấu giá nói trên mang tên “Trung Quốc thư họa” do Công ty đấu giá quốc tế Poly (Bảo Lợi, Bắc Kinh) tổ chức ngày 23-4. Tác phẩm Trúc Lâm đại sĩ đã được Trung Quốc xếp hạng quốc bảo bậc nhất lẽ nào lại được đưa ra phát mãi như thế? Được biết năm 2006, một công ty ở Bắc Kinh phối hợp với Bảo tàng Liêu Ninh dùng kỹ thuật cao phục chế những kiệt tác mỹ thuật từng lưu giữ trong Thanh cung, đưa ra triển lãm. Trúc Lâm đại sĩ là một trong số đó, và cuộn tranh được đấu giá trong tháng 4 vừa qua chỉ là bản phục chế cao cấp đã được triển lãm năm 2006. Thông tin về người mua không được công bố nhưng khi một bản phục chế đã được mua với giá cao bất thường như vậy, bản gốc “quốc bảo” đang được lưu giữ ở Bảo tàng Liêu Ninh hẳn nhiên là vô giá.
Số phận chìm nổi
Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ được họa sư Trần Giám Như hoàn thành năm 1363, sau lại được các danh sĩ đời Minh viết nối thêm lời bình dẫn, tôn vinh Trúc Lâm đại sĩ. Thư pháp đặc sắc của họ hợp cùng họa phẩm tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thư – họa, có tổng chiều dài lên đến 3m. Bài dẫn của Dư Đỉnh viết năm 1420 cho biết: “Nay bức họa miêu tả lúc ông (Trần Nhân Tông) từ động Vũ Lâm xuất du. Đại sĩ ngồi trên cáng, còn các tùy tùng đều khoác áo tăng. Voi trắng chở kinh đi ở sau cùng. Phía trước voi có người đội mũ vàng, cưỡi trâu, ấy hẳn là đạo sĩ Lâm Thời Vũ. Cung nghênh trên đường chính là con của đại sĩ, người nối ngôi, thay cha trị nước”. Sự hiện diện của đạo sĩ Trung Hoa Lâm Thời Vũ trong tranh là dấu tích giao lưu văn hóa Việt – Trung, và cũng là chứng tích hòa đồng Tam giáo thời Trần. Đến đời Thanh, bức thư – họa này được sưu tập, bảo tồn trong hoàng cung.
Năm 1922, hoàng đế cuối cùng nhà Thanh là Phổ Nghi tuy đã thoái vị nhưng vẫn ở trong Tử cấm thành, nhân đó bí mật “tuồn” ra ngoài hơn 1.300 bảo vật, trong đó có cả bức thư họa nói trên. Lưu lạc trong chiến cuộc, đến năm 1949, số báu vật này mới được đưa vào Bảo tàng Đông Bắc (nay là Bảo tàng Liêu Ninh) lưu giữ, công chúng không mấy dịp được chiêm ngưỡng. Bức Trúc Lâm đại sĩ cũng vì thế mà biệt tích.
Năm 1998, người viết có nhờ liên lạc với Bảo tàng Liêu Ninh xin sao chụp tác phẩm trân quý này nhưng rất tiếc không được đáp ứng. Khi ấy, những gì thu thập được vẫn thuần là văn bản, bức họa chỉ dựa vào tài liệu ghi chép mà hiển thị trong tưởng tượng. Vì vậy, trong bài “Diện mạo Trần Nhân Tông qua Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ” (Tạp chí Hán Nôm, 2-1999) đành ngậm ngùi hi vọng một ngày nào đó sẽ tìm lại được Trúc Lâm đại sĩ (dù chỉ là phiên bản). Năm 2004, Bảo tàng Liêu Ninh triển lãm và công bố các báu vật bị thất tán thời Phổ Nghi, nhưng phải đợi đến cuộc đấu giá ấn tượng tháng 4-2012, công chúng mới được thấy hình ảnh của Trúc Lâm đại sĩ đăng tải rộng rãi trên Internet.
Di ảnh Trần Nhân Tông lưu giữ đến nay chỉ còn đôi ba bức họa và tôn tượng. Với Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ, lần đầu tiên người xem được diện kiến ảnh tượng Phật Hoàng (ngồi cáng) an nhiên mà sinh động xuống núi khởi sự giáo hóa chúng sinh
Trúc Lâm đại sĩ và tâm thức Việt
Hoàn cảnh và nguyên nhân sáng tác của bức thư – họa là những vấn đề cần nghiên cứu: Họa sư Trần Giám Như nguyên tịch ở đâu? Vì sao lại lấy Trúc Lâm đại sĩ làm chủ đề cho tác phẩm của mình? Bức thư – họa này còn có khả năng liên quan đến một cộng đồng người Việt họ Trần lưu lạc sang Trung nguyên thời ấy. Nhân truy tìm bóng hình của Phật Hoàng mà người viết nhận ra sức sống bền lâu của sự kiện “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn”: nghệ nhân trứ danh thời Minh Trình Quân Phòng còn lưu lại một nghiên mực chạm khắc công phu sáu mặt dựa theo cảnh tượng trong Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ; nghệ nhân đời Thanh tiếp tục mô phỏng tuyệt tác của họ Trình để làm nghiên mực gốm sứ. Câu hỏi vì sao lại có hiện tượng này cũng đang chờ lời giải đáp.
Sự việc bức thư – họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ cho thấy nhiều tư liệu phản ánh lịch sử, giao lưu văn hóa của dân tộc vẫn còn lưu tán ngoài nước. Nhận biết và sưu tầm kịp thời các mảnh vỡ này, góp phần phục dựng bức tranh quá khứ của đất nước là trách nhiệm của những người hôm nay. May mắn có được phiên bản trọn vẹn của tác phẩm trân quý này, chúng tôi hi vọng sẽ sớm có dịp chia sẻ với công chúng cùng với một nghiên cứu mới và bản dịch toàn bộ tư liệu văn chương phụ đính trong cuộn thư – họa.

Toàn bộ cuộn thư – họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ
Bức Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ (竹 林 大 士 出 山 圖) do họa sư đời Nguyên Trần Giám Như (陳鑑如) sáng tác vào năm 1363. Nhân vật trung tâm trong bức vẽ là đại sĩ Trúc Lâm, tức vua Trần Nhân Tông (1258-1309), người đã hai lần chặn đứng vó ngựa Nguyên Mông vào năm 1285 và 1288, nhường ngôi cho con vào năm 1293, hoàn toàn dứt bỏ cả gia tư lẫn triều chính để tu Phật từ năm 1299, đại giác và trở thành đệ nhất tổ của thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Họa phẩm của Trần Giám Như thật đáng chú ý vì lẽ nó là tác phẩm của một danh họa sống dưới một vương triều từng bị đánh bại đôi lần bởi vị hoàng đế trong tranh, và chủ nhân của bức thư họa, Trần Quang Chỉ (陳 光 祇), có thể là một hậu duệ nhà Trần, chưa rõ vì lẽ gì đã lưu lạc đến Hoa Hạ và định cư tại đây. Bức tranh không chỉ khắc họa một sự kiện lịch sử – đại sĩ Trúc Lâm xuống núi sau khi giác ngộ, mà còn hé lộ chân dung của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và cả con của ngài, Hoàng đế Trần Anh Tông (1267-1320), những chân dung vốn rất hiếm hoi trong di sản nghệ thuật còn bảo tồn được ở Việt Nam.
Bức họa được hoàn thành vào đầu thập niên 60 của thế kỷ 14, một thập niên đánh dấu sự suy sụp của nhà Nguyên và sự khởi đầu của Minh triều. Dù rằng các bài bình dẫn trong cuộn thư họa không hề nhắc đến những chiến tích hào hùng của Trần Nhân Tông, ngay trong lớp áo tăng già, hình ảnh của vị hoàng đế nước Nam này vẫn gợi lên những năm tháng hào hùng, bất khuất, không thể nào phai trong tâm não người dân Việt. Các lời bình tán trong cuộn tranh hầu hết được viết trong khoảng 1420-1423, những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ 15 khi nhà Minh đã xác lập xong ách thống trị ở Việt Nam, nhưng cũng chính là lúc nghĩa quân Lam Sơn gian khổ, kiên cường chống quân xâm lược.

Bức thư họa nổi tiếng "Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ" có nhân vật chính , trung tâm là vua Trần Nhân Tông. Đây là bức họa có giá trị nghệ thuật và lịch sử nhưng lại đang lưu lạc ở Trung Quốc.
Những tranh cãi về người thực hiện bức thư họa này hiện đang là mối quan tâm của nhiều người yêu nghệ thuật và thích sưu tầm văn hóa lịch sử. Người yêu thích thiền phái Trúc Lâm thì đang mơ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bức họa để thỏa sức tưởng tượng về một vị vua, bỏ hết tất thảy, về với Phật pháp trong cõi hư vô...
Bức tranh triệu đô
Tranh thủy mặc mang tên Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ được Trần Giám Như thư họa vào năm 1363. Nó là một trong những báu vật ở kho tàng của Hạng Nguyên Biện - một giám thưởng gia nổi tiếng sống vào đời Minh sang đời nhà Thanh. Bức họa này được giữ trong Cố Cung của Trần Giám Như như một quốc bảo. Năm 1922, vua Phổ Nghi - Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh đã bí mật tuồn ra ngoài bức họa này cùng với hơn 1.300 bảo vật. Từ đó, bức họa lưu lạc trong chiến cuộc ở Trung Quốc đến năm 1949, nó cùng một số báu vật khác mới được đưa vào bảo tàng Liêu Ninh lưu giữ. Chính vì nguồn gốc xuất thân là báu vật và bị lưu lạc nên công chúng không có dịp được chiêm ngưỡng. Nguyên bản bức họa này có kích thước 961x28cm và được thể hiện trên chất liệu giấy xuyến. Công chúng biết nhiều đến bức họa thủy mặc Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ bắt đầu từ bản sao, được bán đấu giá 1,8 triệu USD vào tháng 4/2012.
Tại Việt Nam, bức họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ được người yêu tranh biết đến từ bản sao, được chụp lại trên mạng với những thông tin từ bài thuyết trình của thạc sỹ Phạm Văn Tuấn (Viện Nghiên cứu Hán Nôm). Cùng với những ý kiến đóng góp của các chuyên gia mỹ thuật, sử học, bức họa đã được tái hiện lại một cách đầy đủ về cả giá trị nghệ thuật và lịch sử.
Nhân vật trung tâm trong bức họa là vua Trần Nhân Tông (1258 - 1309), đại sĩ của thiền phái Trúc Lâm. Ông vua này đã hoàn toàn dứt bỏ cả gia tư lẫn triều chính để tu từ năm 1299, đại giác và trở thành đệ nhất tổ của thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Với Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ, lần đầu tiên người xem được diện kiến ảnh tượng Phật Hoàng (ngồi cáng) an nhiên mà sinh động, xuống núi khởi sự giáo hóa chúng sinh. Đây là bức ảnh độc, không tìm thấy trong kho tư liệu về Trần Nhân Tông. Hiện di ảnh Trần Nhân Tông được lưu giữ đến nay chỉ còn đôi ba bức họa và tôn tượng nên bức họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ là một tư liệu quý giá. Nó không chỉ có giá trị về một sự kiện lịch sử mà còn tiết lộ chân dung vốn rất hiếm hoi của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, con gái và Hoàng đế Trần Anh Tông (1267 - 1320).
Bức thư họa có tổng chiều dài lên đến 9.61m trong đó 3.1m là phần lòng tranh, còn lại là triện đầu tranh và các bài bạt tựa phía sau tranh được cho là của họa gia Trần Giám Như. Các sử gia, chuyên gia mỹ thuật Việt Nam đang đặt dấu chấm hỏi về tác giả thực của bức thư họa. Bởi một giám thưởng gia ở thời kỳ nhà Minh, làm sao biết được vua Trần Nhân Tông dứt bỏ bụi trần, lên núi tu hành để họa bức thư họa có giá trị lịch sử và nghệ thuật đến thế? Có thể, vì những lý do chưa rõ ràng, nên bức thư họa vẫn cứ lưu lạc, lang thang chăng?
Kiệt tác thư họa
Thư pháp hợp cùng họa phẩm tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thư - họa đặc sắc ở bức thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ... Màu sắc dùng để tái hiện bức tranh là hai màu nguyên bản đen và trắng kết hợp với bút pháp tái hiện mây, núi, sông, cùng tùng, trúc, cây cổ thụ mang tính ước lệ như cây bồ đề, cây phong xen lẫn cây cỏ dại ven đường tạo hiệu ứng thẩm mỹ về không gian và thời gian. Với các điểm nhấn về con người, voi, ngựa, trâu, hạc cùng võng lọng, ngai, nghi trượng... làm nên một chỉnh thể hoàn chỉnh về bố cục của bức thư họa.
Sự tinh tế trong bút pháp khắc họa thể hiện ở trang phục của các nhân vật mặc. Tranh có hơn 80 nhân vật trong đó nhân vật chính trong bức họa là một số tăng nhân Ấn Độ. Với đặc trưng về dị tộc rất đặc thù như tăng nhân Ấn Độ tay cầm tích trượng, bình bát, kinh quyển. Phía đoàn đón rước có vua Trần Anh Tông cùng các tùy tùng cung nghinh Phật hoàng khi người xuống núi. Nhóm phục vụ đi sau vua Anh Tông có trang phục áo chẽn đến nách, cầm gậy trên trông như lông chim còn nhóm phục vụ nghi trượng gồm 10 người tay cầm nghi trượng, áo cụt đến khuỷu tay. Nhóm quan lại phía trước vua Anh Tông, gồm: 2 quan võ, cầm gươm và 5 quan văn đi giày nghiêm cẩn, tay chắp tôn kính. Đặc biệt nhóm ra đón, mũ giống nhau. Các tùy tùng khiêng ngai, kiệu, dắt ngựa, cầm đao, trừ những quan văn võ trong triều thì còn lại đều đi chân đất.
Tâm điểm hay còn gọi là trung tâm của bức thư họa là Phật hoàng Trần Nhân Tông ngồi trên cáng từ động Vũ Lâm xuất du xuống núi với 8 đệ tử là tăng sĩ và 4 phu khiêng, 2 phu cầm quạt lông và lọng nan; hai đệ tử, 1 cầm gậy trúc, 1 cầm phất trần, còn lại đi phía sau. Hình ảnh vua Trần Nhân Tông được tái hiện đầy thần thái với mày dài, có râu, tai to, tay lần tràng hạt. Họa sỹ Vương Hòa đánh giá: "Đây là một tuyệt phẩm cả về nội dung lẫn hình thức. Một số hình ảnh mang tính ước lệ như voi tải kinh, hạc dẫn đường nhưng lại đóng vai trò là điểm nhấn góp phần làm hoàn hảo bố cục của bức tranh. Voi trong bức thư họa này đẹp hơn hẳn so với các tranh Trung Quốc khác".
Nghi vấn về tác giả thực
Bên cạnh giá trị nghệ thuật hàm chứa của bức thư họa thì một số những tranh cãi bên lề về thông tin của Trần Giám Như - được coi là tác giả bức tranh quý hiếm này cũng khiến nhiều người quan tâm. Trần Giám Như là họa sư đời Nguyên, một thượng thủ về tranh vẽ truyền thần, học trò của Triệu Mạnh Phủ, và cũng đã nhiều lần vẽ chân dung cho Triệu Mạnh Phủ. Hiện tại, tác giả bức thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ là Trần Giám Như, được công nhận là một họa sỹ người Trung Quốc. Tuy nhiên, không ít giả thuyết đặt ra cho rằng Trần Giám Như là người Việt. Bởi ông vẽ rất thật con người, con vật, tỉ lệ, không gian của người Việt hoặc sau khi Mạnh Phủ chết (1322) Giám Như vẫn đương là họa gia đứng đầu trong triều, nhưng ông đã sang Đại Việt và vẽ bức tranh vào năm 1363. Chính các học giả hiện đại của Trung Hoa đưa ra khả năng, Giám Như không phải là tác giả của bức thư họa nổi tiếng ấy. Đó là nghi ngờ, song cũng có những lý do nhất định có sự nghi ngờ đó. Hơn nữa, người đề tên ở bức thư họa đó là Trần Đăng - một bậc thượng thủ viết triện thời Minh, hiện còn nhiều tác phẩm để lại. Theo nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Hùng Vỹ - giảng viên bộ môn Văn hóa dân gian - trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thì: "Nội dung trong đề bạt nhiều điểm giống với nội dung Thánh Đăng ngữ lục, tam tổ thực lục, trong thư tịch Phật giáo hiện còn lưu".
Điều đáng nói, bức thư họa có sự hiện diện của 3 nhân vật họ Trần, liên quan đến Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ là Trần Giám Như, Trần Đăng và Trần Quang Chi. Chính 3 nhân vật họ Trần này đã gây ra sự chú ý và tranh cãi. Trong bài thuyết trình của mình, thạc sỹ Phạm Văn Tuấn, dựa vào những bài bình, tấu trong cuộn tranh để có thể đưa ra kết luận: Vào khoảng năm 1420, họa phẩm mới trở thành sở hữu của Trần Quang Chi, người sông Lô. Trước đó, tranh thuộc về Trần Đăng. Tuy nhiên không rõ Trần Đăng sở hữu bức tranh thời điểm điểm, ngay sau khi Giám Như hoàn thành tác phẩm (1363), hay phải đợi đến vài năm sau đó. Họa phẩm của Trần Giám Như thật đáng chú ý vì lẽ nó là tác phẩm của một danh họa sống dưới một vương triều từng bị đánh bại đôi lần bởi vị Hoàng đế trong tranh và chủ nhân của nó. Trần Quang Chỉ có thể là một hậu duệ nhà Trần lưu lạc sang Trung Quốc. Điều đáng chú ý trong bức tranh có sự hiện diện của đạo sĩ Hoa Lâm Thời - là dấu tích giao lưu văn hóa Việt - Trung rõ rệt.
Nguyên bản Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ đang được lưu giữ ở Trung Quốc khiến người yêu thích thiền phái Trúc Lâm, yêu thích vị vua thành Phật và yêu thích lịch sử không khỏi tiếc nuối.

Theo Đại Việt sử kí toàn thư ghi chép, thì Vua Trần Nhân Tông xuất gia ở động Vũ Lâm, tỉnh Ninh Bình ngày nay. Điều này phù hợp với nội dung trong bức thư họa mô tả cảnh Hoàng đế Trần Nhân Tông đi từ động Vũ Lâm (Ninh Bình) ra Thăng Long.
Triện đầu tranh và các bài bạt tựa phía sau tranh được các danh sĩ đời Minh viết thêm lời bình dẫn nhằm tôn vinh và tái hiện một cách hoàn hảo về thần thái của bức tranh. Bài dẫn của Đinh thời Đinh Vĩnh Lạc 18, viết năm 1420 thể hiện: "Nay bức họa miêu tả lúc ông (Trần Nhân Tông) từ động Vũ Lâm xuất du. Đại sĩ ngồi trên cáng, còn các tùy tùng đều khoác áo tăng. Voi trắng chở kinh đi ở sau cùng. Phía trước voi có người đội mũ vàng, cưỡi trâu, ấy hẳn là đạo sĩ Lâm Thời Vũ. Cung nghênh trên đường chính là con của đại sĩ, người nối ngôi, thay cha trị nước".



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Williamtaica
    non prescription cialis reviews
    best online cialis reviews
    cialis
    cialis 100 mg prezzo
    when will the price of cialis go down
    https://greatwinesgrandhouses.com
    prescriptions for cialis
    acheter cialis en ligne canada
    cialis
    legit website to get cialis
    order cialis in south africa
    https://greatwinesgrandhouses.com
      Williamtaica   02/02/2019 07:52
  • Jospehpreaw
    cialis in dubai pharmacy
    cialis prix en pharmacie belgique
    typical cialis prescription
    cialis mit rezept online kaufen

    rxpills cialis
    best place to buy cialis forum
    cialis on sale
    cialis in hyderabad
    https://stowe365.com/#Buy-Cialis
      Jospehpreaw   02/02/2019 00:46
  • Ellexhics
    Buy Antiboitcs Online Fast Fast [url=http://cialcost.com]cialis from canada[/url] Amoxil Ensemble Belize Pharmacy Online [url=http://achetercialisfr.com]cialis neocalis[/url] Amoxicillin Interactions Ward Color Amoxicillin Rash Ebv [url=http://uscagsa.com]cheap cialis[/url] Drugstore Online Precios Cialis En Andorra Cheap Kamagra Belgio [url=http://ciali5mg.com]cialis prices[/url] Propecia Daily Dose Sildenafil Gгјnstig Online Kaufen Discount Amoxicilina Saturday Delivery Medicine C.O.D. Cheap Propecia Usa [url=http://antabusefast.com]antabuse without scrip discount[/url] Vente Viagra A L'Unite For Sale Acticin 30gm Free Shipping Propecia While On Finasteride
      Ellexhics   15/12/2018 16:07
Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây